Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Quái kiệt Trần Văn Trạch

Xe Lửa mùng 5



Trần Văn Trạch & Việt Hùng



Thanh Việt, Tùng Lâm, Khả Năng, La Thoại Tân, Kim Cương...


Một đoạn phim Nắng Chiều từ trước 1975, có nhiều gương mặt nghệ sĩ quen thuộc một thời. Xem để nhớ lại chút gì đã qua đi các bạn.





Ban nhạc kích động ATV

Có lẽ không ít người chưa từng được nghe đến cái tên cũng như những màn trình diễn của ban nhạc trào phúng, vui nhộn ở thập niên 60, 70 của thế kỷ vừa qua (?). Tôi may mắn khi còn bé có được xem vài bài trình diễn của ban nhạc trên truyền hình và rất lấy làm thích thú.

Bao nhiêu lâu tìm kiếm, mãi hôm nay lục ra được "cái ổ" của AVT thật là vui mừng. Mấy hôm nay ngồi xem & nghe rồi nghiền ngẫm ý tứ, cách chơi chữ... của ban nhạc lấy làm khoái chí lắm lắm.
Xin chia sẽ với các bạn những gì tôi biết về ban nhạc quái kiệt này.

Sơ lược về ban AVT

Năm 1958, trong danh sách của Đoàn Chiến Tranh Tâm Lý có 3 anh tân binh tên là Anh Linh, Vân Sơn, và Tuấn Đăng chuyên trình diễn những bản nhạc vui nhộn trong các buổi văn nghệ ủy lạo anh em chiến sĩ. Họ dùng 3 chữ đầu trong tên của họ để đặt tên cho ban nhạc. Từ đó, danh xưng AVT ra đời. Khi trình diễn, Ban AVT luôn mặc quốc phục, áo dài khăn đóng, dùng các nhạc khí Tây Phương và hát những bản nhạc trào phúng, vui tươi, đầy nghệ thuật do Lữ Liên biên soạn. Giọng ca của họ có khi lên cao chót vót, nhưng xuống cũng trầm đều. Họ từng được mệnh danh là Ban Kích Động Nhạc AVT.


Đến năm 1960 thì ca sĩ Hoàng Hải thay thế Anh Linh. Sau khi Hoàng Hải giải ngũ thì Lữ Liên được mời vào thay thế.



Sau năm 1975 Lữ Liên may mắn được tầu Mỹ cứu thoát sang định cư tại Mỹ. Vân Sơn và Tuấn Đăng bị kẹt lại. Vân Sơn đã tự vẫn trên giòng sông Thị Nghè. Còn Tuấn Đăng vì nặng nợ gia đình nên vẫn còn sống ở Sài Gòn



Tại hải ngoại, ban AVT Hải Ngoại với Lữ Liên, Vũ Huyến, Ngọc Bích (năm 1977, Trương Duy thay thế Ngọc Bích) tiếp tục truyền thống trào phúng, vui nhộn của AVT chính tông và bắt đầu cùng các anh chị em nghệ sĩ trình diễn khắp nơi từ năm 1976 cho đến năm 1987...

Ban AVT và sau này còn có ban nhạc "Số Dzách" hưởng ứng dòng nhạc trào phúng có rất nhiều bài hát nghe khoái cái lỗ tai và phải tủm tỉm cười thầm. Tôi sẽ lần lượt giới thiệu để các bạn cùng tủm tỉm với tôi nhé!

Đầu tiên là bài "Du xuân qua đèo ba Dội" do Lữ liên phóng tác theo thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, ban nhạc ATV hải ngoại trình bày:


Du xuân qua đèo Ba dội




Du xuân qua đèo Ba dội
Tác giả: Duy Nhượng Ca sỹ thể hiện: Ban AVT hải ngoại
Phỏng thơ Hồ Xuân Hương

Ới anh ơi! xa xôi nào có gì đâu
Có cái đèo Ba Dội này a, cớ làm sao ta không (ừ ư) nhìn?
Ới em ơi! ngựa xe nào có gì đâu
Có cái xe đạp cũ này a, cớ làm sao ta không (ơ ơ) dùng?
Xưa có thơ rằng:
Hữu hà tất bồng châu mà doanh hải (i í)
Tiểu sơn lâm mà có đặng kỳ quan
Người tai mắt, kẻ nhân gian,
Ai chẳng biết giang sơn thì cũng (ư ư) tục.
Đầu năm xuân thủ, cô mình ơi!
Anh muốn du xuân, cô mình ơi!
Ếch ngồi đáy giếng, cô mình ơi!
Biết đời nào khôn!
Đầu năm xuân thủ, ơi chàng ơi!
Anh muốn du xuân, ơi chàng ơi!
Cớ sao không rủ, ơi chàng ơi!
Thiếp tôi theo cùng,
Thiếp tôi theo cùng
Cho đúng chữ "tòng"
Cho đúng chữ "tòng"
Đã trót yêu nhau thì tam tứ núi cũng trèo,
Thập bát giang cũng lội,
Tam thập lục đèo em cũng trèo qua
Tam thập lục đèo em cũng trèo qua
Tam thập lục đèo em cũng trèo qua
Qua...thì...đèo
Qua...thì...đèo
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Này
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Ới ơi
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Ới ơi
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo vẽ,
Khen ai khéo tạc
Khen ai khéo tạc (mà) để cảnh cheo leo
Khen ai khéo tạc (mà) để cảnh cheo leo
Trèo lên ngựa sắt (a) êm êm
Trèo lên ngựa sắt êm êm
Nhong nhong, ép ép, ngựa em bước lên (là) đèo
Bước lên (là) đèo.
Cũng ngứa chân trèo,
Ngựa của anh cũng ngứa chân trèo,
Cũng phi là phi lên dốc
Để mà theo (ối a) kịp nàng, (ối a) kịp nàng
Mà có thấy gì không?
Cửa son đỏ loét tum lum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu
Lắt lẻo cành thông cơn gió lốc
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo, cũng muốn trèo
Hiền nhân quân tử, ơi chàng ơi
Ai cũng du xuân, ơi chàng ơi
Dẫu rằng mỏi gối, ơi chàng ơi
Dẫu rằng chồn chân
Hiền nhân quân tử, cô mình ơi
Non nước thương yêu, cô mình ơi
Gối tình chưa mỏi, cô mình ơi
Tóc xuân yêu kiều
Tóc xuân yêu kiều
Lặng nghe gió chiều
Lòng em nhớ đèo...
Đèo...cheo...leo.

Tiếp tục là tác phẩm "Nghèo mà không ham" của Phạm Duy do ban nhạc Số Dzách trình bày và bài "Ba bà mẹ chồng" của Phạm Duy Nhượng, do ban nhạc AVT trình bày.




Giải lao đi các bạn, rồi xem tiếp ở phần sau nhé!
--------------------------------------------------------------------------------

Tiếp tục nào!

Canh cua Rốc



Mái tóc huyền


Em tập Vespa


Ba bà mẹ chồng


Cò Tây cò Ta




Không đề